Chat Zalo Những tác dụng của thịt cóc đối với sức khỏe
1
Bạn cần Chợ Sạch tư vấn gì không ạ?

Những tác dụng của thịt cóc đối với sức khỏe

Ngôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lựcNgôi sao không hiệu lực
 

Những tác dụng của thịt cóc đối với sức khỏeThịt cóc là một vị thuốc trong y học cổ truyền có tên là thiềm thừ, phơi hay sấy khô là can thiềm; nhựa cóc gọi là thiềm tô cũng là một vị thuốc. Cùng nghiên cứu tác dụng của thịt cóc trong bài viết dưới đây.

Đôi điều về thịt cóc

Cóc có nhiều loại, trong đó có cóc nhà và cóc rừng. Cóc nhà có tên khoa học là Bufo melanosti ccus Schneider; cóc rừng có tên khoa học là Bufo galeatus Gunther. Cóc là loài lưỡng thể, có thể sống được trên cạn và cả dưới nước.

Đôi điều về thịt cóc

Thịt cóc chứa 53% protein, trong đó có nhiều axit amin có giá trị như histidin, tyrosin, methionin, leucin, phenyllamin, sắt, phốt pho, canxi và các vi lượng. So với các loại thịt gia súc, gia cầm có giá trị như thịt lợn, thịt bò, thịt dê, thịt thỏ, thịt gà, thịt vịt… thì giá trị dinh dưỡng của thịt cóc không hề thua kém.

Nhựa cóc chứa cholesterol, axit ascorlic, và một số chất độc như byfotoxin, bryotalin, bufotenin, cynobufagin…

Thịt cóc có thể chế biến thành các món ăn ngon và đậm đà, có giá trị dinh dưỡng cao. Điều đặc biệt là thịt cóc là một vị thuốc bổ rất tốt cho trẻ em, dùng chữa chứng cam, kém ăn, chậm lớn, bụng ỏng, đít teo. Thông thường người ta làm thịt cóc lấy thịt (có nơi chỉ lấy đùi) thái nhỏ đem rim, băm nhỏ làm chả hoặc tráng trứng, nhưng phần lớn chế biến thành ruốc để bảo quản và sử dụng trong nhiều ngày.

Tuy nhiên, da cóc, phủ tạng (gan, ruột, phổi…) và trứng cóc đều rất độc. Nếu ăn phải sẽ ngộ độc, thậm chí tử vong. Trên thực tế không ít trường hợp ăn thịt cóc dẫn đến chết người do chế biến cóc không cẩn thận để nhựa cóc dính vào thịt cóc hoặc ăn trứng, phủ tạng của cóc. Nhựa cóc dính vào tay nhiều lần sẽ gây rộp da, lở loét da, nếu nhựa cóc dây vào mắt sẽ gây sưng đau và tổn thương.

Xem thêm: Thịt dúi thui sẵn

Ứng dụng của cóc để làm thuốc chữa bệnh và bồi bổ cơ thể:

Ứng dụng của cóc để làm thuốc chữa bệnh và bồi bổ cơ thể:

Cóc đã chế biến, sấy khô, tán thành bột mịn; trứng gà luộc chín, lấy lòng đỏ sấy khô, tán thành bột mịn; vỏ chuối ngự phơi sấy khô tán thành bột mịn. Trộn 3 thứ theo tỷ lệ 1 phần bột lòng đỏ trứng gà, 5 phần bột cóc và 7 phần bột vỏ chuối, luyện thành viên, mỗi viên 3g. Cho trẻ 1 - 3 tuổi uống, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 - 3 viên tùy theo lứa tuổi. Thuốc có tác dụng chữa các chứng cam, giúp trẻ ăn ngon, chóng lớn.

Ăn thịt cóc thế nào để tránh ngộ độc?

Ngộ độc thực phẩm do độc tố cóc xảy ra do ăn thịt cóc bị nhiễm độc tố (nhựa cóc, gan, mật bị dập nát dính trên thịt cóc) và có trường hợp do ăn gan, trứng cóc.

Triệu chứng ngộ độc độc tố cóc biểu hiện cấp tính, xuất hiện từ 1 - 2 giờ sau khi ăn (có thể sớm hơn nếu uống rượu, bia) với các biểu hiện: bị chướng bụng, đau bụng trên rốn kèm theo nôn mửa dữ dội, có thể bị tiêu chảy; hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, sau đó loạn nhịp tim, rung thất, Block nhĩ - thất, truỵ tim mạch, huyết áp lúc đầu cao sau đó tụt; rối loạn cảm giác (đau như kim chích ở đầu ngón tay, chân, tê môi), chóng mặt, ảo giác, vã mồ hôi lạnh, tăng tiết nước bọt, có thể khó thở, ngừng thở, ngừng tim; bí đái, thiểu niệu, vô niệu và nặng dẫn đến suy thận cấp. Nếu nhựa cóc bắn dính vào trực tiếp niêm mạc mắt xuất hiện bỏng rát, phù nề niêm mạc...

Ăn thịt cóc thế nào để tránh ngộ độc?

Cóc với sức khoẻ của con người bên cạnh những lợi ích là những nguy cơ rất lớn đe doạ đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng. Để dự phòng ngộ độc thực phẩm do ăn thịt cóc chỉ sử dụng những sản phẩm của cóc đã qua chế biến dưới dạng thực phẩm, thuốc đã được các cơ quan chức năng cho phép lưu hành; nếu muốn sử dụng thịt cóc để ăn cần loại bỏ cóc tía (cóc có mắt mầu đỏ), thịt cóc theo đúng quy trình (cắt bỏ đầu dưới hai tuyến mang tai, chặt 4 bàn chân, lột da trong chậu nước, khoét bỏ hậu môn, loại bỏ hết ruột, trứng, gan, mật, rửa sạch nhiều lần dưới vòi nước sạch), chỉ lấy thịt, xương để chế biến thành thực phẩm.