Chat Zalo Đặc sản vùng cao - Món Nậm Pịa
1
Bạn cần Chợ Sạch tư vấn gì không ạ?

Đặc sản vùng cao - Món Nậm Pịa

Đặc sản vùng cao - Món Nậm Pịa - 5.0 out of 5 based on 2 votes

Bạn đánh giá: 5 / 5

Ngôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lựcNgôi sao có hiệu lực
 

Đặc sản Nậm Pịa của người dân tộc Thái vùng núi Tây BắcỞ mỗi vùng miền khác nhau đều có những đặc trưng văn hóa khác nhau, những nét riêng này được thể hiện trong giọng nói, trang phục và nổi bật ở cả trong những món ăn. Cùng tìm hiểu món Nậm Pịa nhé

Vùng núi Tây Bắc được xem là một trong những vùng có món ăn độc lạ nhất Việt Nam

Thường thì khi nhắc đến Tây Bắc người ta thường hay nghĩ đến món ăn Thắng Cố của người dân tộc H'mông tỉnh Hà Giang, một món ăn cực kỳ độc và mang đầy thử thách đối với người ăn. Tuy nhiên, thực tế thì vùng Tây Bắc còn một món ăn nữa cũng được xem như "Kim đồng ngọc nữ" với Thắng Cố - Nậm Pịa

Nậm pịa, còn gọi là nặm pịa, là món ăn đặc trưng của tộc Thái ở Sơn La. Nậm" hay "nặm" trong tiếng Thái có nghĩa là canh, "pịa" là thứ dịch sền sệt trong ruột non của bò gồm dịch tiêu hóa và thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn, cho nên có người gọi là "phân non". Chính vì thế nhiều du khách khi nghe được tên thật sự của món ăn thường chùn bước, bởi vậy mà họ bỏ lỡ một món ăn ngon.

Các món ăn tốt nhất cho bà bầu dành cho các ông bố

Đa phần thì mọi người đến vùng núi cao Sơn La ở Việt Nam mà có ăn thử món này thì đều chỉ được ăn Nậm Pịa từ con bò, trên thực tế, những người dân tộc lại khá thích món Nậm Pịa làm từ dê. Dạ dày dê được người dân ở đây coi như vật bổ bởi vì khả năng kháng độc của dê khi ăn những lá cây thậm chí có độc tính cao hơn nữa vị ngọt của Pịa dê dường như thiên nhiên và thanh nhã hơn Pịa Bò khá nhiều.

Cách chế biến Nậm Pịa thì gần giống với Thắng Cố nhưng để có mùi vị ngon và đặc trưng thì chỉ có người dân bản địa mới biết được. Sau khi mổ con vật xong phần ruột non lấy ra phải thắt lại để chất dịch không pha ra. Phải thật cẩn thận trong khâu này bỏi vì chất dịch đấy làm nên hương vị của món ăn, nó có vị đắng của mật và vị ngọt của protein. Sau khi chất dịch được lấy ra rồi nêm gia vị. Gia vị của món Nậm pịa cũng gần giống như gia vị để nấu Thắng cố. Nó bao gồm: Ớt, sả, hặt mắc khén và để thêm vị đắng người ta hay cho thêm mật bò, mật dê và lá đắng ở trên rừng vào nồi Nậm pịa. Đồng thời cũng cho thêm nội tạng các loài vật ăn cỏ bao gồm dạ dày, tiết, lòng, tim gan, phèo phổi thập cẩm phế lù đem ninh nhừ, trở thành món Nậm pịa.

Thắng cố - món ăn ‘nhớ đời’ làm say lòng du khách

Nậm Pịa được chế biến từ nội tạng, lòng mề, dạ dày non v.v...được chế biến theo phương thức riêng của người bản địa

Theo phong tục, người Thái mỗi khi mổ trâu, bò, dê...đều thiên về món nướng và phần thịt khi đặt trên mâm sẽ hơi tái để giữ vị ngọt tự nhiên. Nậm pịa có thể dùng như đồ chấm thịt nướng sẽ khiến miếng thịt trở nên thơm ngon đặc biệt, nổi bật hương vị của đồ nướng hòa quyện các vị cay, mặn, ngọt, thơm.. Bên cạnh đó, đối với những người ăn được thì Nậm Pịa được xem là một món ăn thì đúng hơn là đồ chấm ăn kèm. Nhiều người thậm chí còn múc riêng ra để ăn không chứ không ăn cùng món khác.

Hướng dẫn làm xôi chim

Nậm Pịa được chế biến với nhiều loại gia vị khác nhau tạo nên hương vị riêng độc đáo

Nhưng lưu ý rằng, Nậm pịa là một món ngon kén người ăn. Giống sầu riêng, người không ăn được thì nghĩ đến thôi cũng thấy ghê nhưng người ăn được lại cực kỳ mê món này. Nó có vị đắng của lòng và pịa cũng đắng, tuy nhiên sau khi ăn sẽ để lại vị ngọt trong miệng kèm vị cay cay tê tê của hạt mắc khén.

Hướng dẫn cách kho cá kiểu Làng Vũ Đại

Nậm Pịa cũng có khá nhiều lợi ích cho người dùng, một trong những công dụng đặc biệt của nó là giải rượu rất tốt. Nếu ai đã từng đi du lịch Tây bắc mà chưa thưởng thức món Nậm pịa này thì coi như chưa đi Tây Bắc. Còn nếu như ai mà thích ăn thử Nậm Pịa nhưng không dám đụng đũa vì thành phần món ăn này hay không có dịp đi Tây Bắc thì cũng có thể thử biến tướng khác của Nậm Pịa - Pịa Cá. Món ăn này sẽ được đề cập đến trong bài viết sắp tới.